Tập hợp các nguyên nhân gây hăm mông ở bé
Thế giới ngày càng phát triển, các sản phẩm tiện lợi cũng vì thế mà trở nên đa dạng hơn bao giờ hết và việc lựa chọn bỉm cho bé cũng có rất nhiều lựa chọn khiến các mẹ đau đầu. Đi đôi với sự tiện lợi cũng là hàng trăm mối lo ngại với các sự cố xảy ra mà phổ biến nhất là tình trạng hăm mông ở bé. Vậy nguyên nhân gây hăm mông ở bé là gì? Hãy cùng Goodmama tìm hiểu nguyên nhân gây hăm mông ở bé và cách khắc phục nhé các mẹ.
Nguyên nhân gây hăm mông ở bé
1. Mẹ mặc tã cho bé quá lâu
Khi không được thay tã trong thời gian dài, da bé sẽ bị cọ xát với tã, bị tấn công bởi nước tiểu, vi khuẩn trong phân. Ngay sau khi da bị tổn thương, nấm và vi khuẩn sẽ xâm nhập vào da bé gây nên hiện tượng hăm tã.
2. Khi bé bị tiêu chảy
Đây chính là điều kiện thuận lợi để nấm và vi khuẩn hoạt động mạnh làm hăm da bé. Thời kì nhạy cảm này mẹ cần chú ý vệ sinh sạch sẽ cho bé, hạn chế việc mặc tã đến khi bé khỏi hẳn mẹ nhé.
3. Khi trẻ bắt đầu ăn dặm
Mẹ đừng quá bất ngờ về vấn đề này nhé, việc thay đổi quá trình tiêu hoá thức ăn cũng gây ra những bất thường , làm tăng khả năng bé bị hăm đó mẹ.
4. Khi trẻ bị ốm và phải dùng thuốc kháng sinh
Những loại thuốc kháng sinh thường tạo điều kiện cho vi nấm phát triển và gây viêm da , nên bé bị ốm và phải dùng thuốc mẹ nên lưu ý điều này nhé.
5. Khăn giấy ướt
Do thói quen và sự tiện lợi, các mẹ hay dùng khăn ướt để lau cho bé sau khi đi vệ sinh, tuy nhiên đây là thói quen vô cùng có hại cho bé đó mẹ. Mẹ nên hạn chế tối đa việc sử dụng khăn giấy đặc biệt là khăn giấy có mùi thơm.
6. Sử dụng phấn rôm
Nếu mẹ sử dụng phấn rôm không đúng cách vô tình làm bít lỗ chân lông của bé, đây cũng là một trong số những nguyên nhân khiến bé bị hăm mà mẹ ít lưu ý.
7. Hoá chất, xà phòng
Việc giặt đồ cho bé khi không sạch xà phòng cũng là nguyên nhân khiến làn da mỏng manh của bé bị tổn thương đó mẹ. Mẹ tuyệt đối chú ý điều này để bảo vệ con yêu nhé.
8. Do sử dụng loại bỉm không hợp
Bỉm giấy thường sử dụng các hạt phân tử cao để thấm hút bởi vậy với những bé da nhạy cảm việc sử dụng tã giấy rất dễ khiến bé bị hăm mẹ nhé.
Cách khắc phục hăm mông ở bé
Nếu được phát hiện sớm và xử lý ngay thì vùng da hăm sẽ nhanh chóng lành lặn. Quan trọng nhất là chú trọng vệ sinh cho bé. Phải rửa vùng kín cho bé ngay sau khi bé đi vệ sinh xong bằng nước ấm, sạch, rồi thấm khô bằng khăn bông và thay tã mới. Khi rửa cần nhẹ nhàng, tránh để bé đau và xây xước da thêm. Dùng khăn ướt có thể làm khô da bé, bạn cần cẩn thận chọn loại không cồn và không mùi.
Không dùng chung kem chống hăm cho nhiều bé. Nếu ngón tay bạn đã chạm vào vùng da bé bị hăm thì bạn không dùng lại ngón tay đó để lấy kem trong hũ nữa mà dùng ngón tay khác để lấy thêm kem. Nếu có thể, bạn nên để da bé tiếp xúc với không khí trong khoảng thời gian ngắn sau khi thay bỉm. Việc này sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn và các vết hăm cũng sẽ mau lành hơn.
Bên cạnh đó, mẹ cần rửa tay sạch sẽ trước khi tiếp xúc với da bé và nhớ kiểm tra thường xuyên để kịp thời phát hiện khi tã lót của bé ướt.
Sẽ rất khó tin, nhưng thực phẩm hàng ngày cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị hăm bởi làm thay đổi thành phần phân của bé. Đáng chú ý là những loại trái cây có tính axít cao như quả mâm xôi, quả việt quất, cam, cà chua… Khi bé có dấu hiệu bị hăm tã, các mẹ nên loại bỏ những thực phẩm này ra khỏi thực đơn hàng ngày để cải thiện tình hình.
Đối với các mẹ đang trong thời kỳ cho con bú, cần chú ý khẩu phần ăn của mình. Bởi ảnh hưởng đến việc tiết sữa, hoặc qua sữa sẽ làm phân của bé thay đổi, cũng là nguyên nhân gây hăm ở bé.
Bên cạnh những loại kem chống hăm trên thị trường, hiện nay có nhiều bài thuốc dân gian chống hăm cho bé rất hiệu quả, được các mẹ chia sẻ rộng rãi như: Dùng lá chè xanh hoặc nụ vối hoặc lá trầu, lá khế…
Xem thêm: Mẹo chữa hăm da cho bé 2018
Các mẹ có thể dùng bỉm vải để thay thế. Bỉm vải chống tràn của Goodmama được sản xuất 100% nguyên liệu tự nhiên từ sợi xơ tre an toàn cho làn da nhạy cảm của bé, tránh các vi khuẩn gây bệnh, chống hăm, khử mùi hiệu quả với màng chống tràn tuyệt đối tạo cảm giác khô thoáng cho bé yêu.
Xem thêm:
Chống hăm da cho bé không chỉ dừng lại ở khâu vệ sinh, dùng thuốc, mà còn tùy vào nguyên nhân, triệu chứng để đưa bé đến bệnh viện khám chữa. Hi vọng với những hướng dẫn mà Goodmama đưa ra sẽ giúp các mẹ có thể chăm sóc con tốt hơn.