Cách bảo quản bỉm vải thông minh
Bỉm vải là một phát minh mang tính thời đại đem đến hiệu quả sử dụng tốt nhất cho làn da bé yêu và giải bài toán kinh tế cho bố mẹ bé. Tuy nhiên, giá của mỗi chiếc bỉm vải ban đầu không hề nhỏ. Vậy làm cách nào để bảo quản bỉm vải để kéo dài hạn sử dụng lâu nhất. Hãy tìm đáp án thông qua bài viết dưới đây nhé!
Sử dụng bỉm vải
Việc sử dụng bỉm vải với các chất liệu cao cấp an toàn tuyệt đối cho làn da của bé, các mẹ bỉm còn có thể yên tâm với túi tiền bởi tính năng tiết kiệm mà loại bỉm này mang lại. Bỉm vải là sự kết hợp tuyệt vời giữa tã giấy với tã vải truyền thống bởi tính năng an toàn, tiện lợi và có thể giặt lại và tái sử dụng nhiều lần, tiết kiệm chi phí tối đa cho các mẹ.
Thông thường, chi phí ban đầu các mẹ bỏ ra để mua một miếng bỉm vải cho bé sẽ đắt hơn bỉm giấy thông thường. Tuy nhiên, với một chiếc bỉm vải các mẹ có thể thay giặt nhiều lần mà vẫn đảm bảo tính năng sử dụng như ban đầu cho bé.
Xem thêm: Cách sử dụng tã vải “sai bét” của mẹ khi mặc bỉm cho bé
Trên thị trường hiện nay, tùy thuộc vào từng loại tã giấy, nhưng thông thường sẽ dao động trung bình từ 2.000 – 7.000 đồng/cái, còn đối với bỉm vải thi giá sẽ đắt hơn và dao động trong khoảng 80.000 – 250.000 đồng/cái (tùy loại), nhưng có thể tái sử dụng từ 75 – 100 lần. Như vậy, các mẹ thông thái có thể dễ dàng nhận ra được siêu lợi ích tiết kiệm từ việc sử dụng tã vải dành cho bé.
Cần phải lựa chọn bỉm vải có chất lượng
Để không mua phải bỉm vải nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng, mẹ nên chọn mua tã của những thương hiệu nổi tiếng, có tên tuổi, uy tín. Mẹ cũng cần kiểm tra nguồn gốc xuất xứ rõ ràng mỗi khi mua để tránh mua phải hàng kém chất lượng. Để đảm bảo mua được hàng chính hãng, mẹ nên vào các siêu thị lớn hoặc đặt mua tại các đại lý, cửa hàng có uy tín trên toàn quốc.
Xem thêm: Mua bỉm vải chất lượng ở đâu?
Bên cạnh đó, việc tìm hiểu thông tin cơ bản về các loại bỉm vải trên thị trường như kích thước, mẫu mã, màu sắc, chất liệu, giá thành sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc tìm kiếm được sản phẩm tã phù hợp với bé, cũng như tránh được tình trạng mua nhầm bỉm kém chất lượng, hoặc bị mua đắt. Bạn có thể tham khảo các thông tin trên mạng, hoặc ý kiến của các bà mẹ khác. Tuy nhiên, bạn đừng quên là không em bé nào giống em bé nào, vì thế, không phải loại bỉm vải này tốt cho bé khác cũng là tốt cho con của bạn.
Giặt bỉm vải phải đúng chuẩn
* Đừng bỏ quên hướng dẫn của nhà sản xuất nhé
Trước khi đem bỉm vải đi giặt bạn nên đọc qua các hướng dẫn của nhà sản xuất ở trên bao bì hoặc tờ hướng dẫn sử dụng kèm theo khi mua hàng. Vì mỗi loại bỉm vải tùy vào chất liệu sẽ có thể yêu cầu những điều kiện khác nhau trong cách giặt giũ (ví dụ nhiệt độ nước, lượng bột giặt hoặc nước xả…). Mỗi loại bỉm vải chất lượng luôn kèm theo hướng dẫn sử dụng chi tiết trên mỗi sản phẩm.
Xem thêm: Nghìn lẻ một lý do Bỉm Goodmama là Thương hiệu số 1 Việt Nam
* Mẹ bé đừng quên giặt bỉm khi mua lần đầu tiên
Ngay khi mua bỉm vải về bạn phải giặt qua ít nhất một lần trước khi đưa vào sử dụng, lý do là để làm mất đi lớp hồ và bụi vải bám ở bề mặt trong của bỉm trong quá trình sản xuất.
* Lưu ý khi giặt bỉm vải thường xuyên cho bé
Chú ý giặt với một chút ít bột giặt và không dùng nước xả, có như vậy tính thấm hút của bề mặt bỉm mới tốt và mới phát huy hết công dụng của bỉm vải. Bạn có thể tự mình giặt bỉm vải ở nhà hoặc thuê dịch vụ giặt đồ ở bên ngoài nếu không có thời gian. Khi giặt bỉm vải bằng máy giặt nên điều chỉnh mức nước nhiều hơn mức tiêu chuẩn một chút để giúp bỉm được giặt sạch nhanh hơn. Bạn có thể giặt bằng máy giặt, nhưng tốt nhất nếu có thể thì nên giặt bằng tay. Việc giặt bằng máy, thường tạo thành nhiều nếp gấp nhăn trên bỉm khiến trong quá trình mặc bé cảm thấy khó chịu, gặp khó khăn trong việc di chuyển và đổi tư thế.
Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng bỉm vải Goodmama
Bảo quản bỉm đúng cách
* Mẹ bé cần chú ý bỉm vải phải được giặt sạch sẽ
Cố gắng loại bỏ càng nhiều vết bẩn càng tốt vì những vết bẩn còn sót lại có thể trở thành vết ố thâm khi chúng nằm trong tủ hay trong kho và không thể xóa mờ đi được.
Sau một vài năm sử dụng, bỉm vải của bạn sẽ có độ tích tụ có thể thu hút vi khuẩn và bọ trong khi bảo quản. Để ngăn ngừa điều này, tôi khuyên các bạn bạn nên rửa chúng bằng cách sử dụng thói quen rửa bình thường tuy nhiên với nước nóng và không có chất tẩy rửa. Hãy chắc chắn kiểm tra chu kỳ khuấy cho xà phòng giặt. Nếu bạn nhìn thấy có bất kỳ vết bẩn hãy rửa bằng nước nóng cho đến khi chúng biến mất.
* Hãy phơi thật khổ bỉm vải trước khi cất giữ
Tiếp theo và quan trọng nhất, bỉm vải của bạn phải khô hoàn toàn trước khi cất giữ lâu dài. Bất kỳ độ ẩm nào cũng có thể dẫn đến nấm mốc hoặc vi khuẩn. Bạn nên dùng máy sấy làm khô theo tiêu chuẩn bình thường trong khoản từ 20 đến 30 phút ở mức thấp đến mức trung bình để đảm bảo độ ẩm đã biến mất.
* Lựa chọn địa điểm cất bỉm vải thích hợp
Tầng hầm, gác xép và nhà để xe không phải là lý tưởng để chứa tã. Lưu trữ trong phòng kiểm soát nhiệt độ, đưa chúng vào trong những chiếc gối trên kệ trong tủ hoặc trong giỏ trong tủ là cách tốt. Không nên cất giữ trong túi nhựa vì chúng không có lưu thông không khí.
Hãy mở và kiểm tra ít nhất 2 lần 1 năm trên tã của bạn. Bỉm vải cũng cần hít thở để đảm bảo chất dẻo không bị phân hủy. Một bình chứa khí thở vì tất cả các loại vải sẽ tốt hơn khi chúng tiếp xúc với không khí. Loại bỏ không khí có thể gây ra sự nhuộm màu vàng và cũng có thể phá hủy chất dẻo. Ở nhiệt độ cao thì cũng có thể gây ra những tác động tương tự.
Với các lưu ý trên các mẹ sẽ có những chiếc bỉm vải có hạn sử dụng lâu dài với chất lượng như ban đầu.