P2104 Tòa CT1A, Vinaconex 3, Phường Trung Văn - Quận Nam Từ Liêm - Hà Nội

thương hiệu bỉm vải số 1 việt nam

hot line

0989 775 588

Hướng dẫn cách vệ sinh khi thay tã vải cho bé

Hướng dẫn cách vệ sinh khi thay tã vải cho bé
5 (100%) 9 votes

“Mẹ” là thiên chức vô cùng lớn của người phụ nữ. Con cái luôn là một niềm hạnh phúc lớn lao mà ai cũng ao ước trong đời. Thế nhưng, cả một đời nuôi nấng kéo theo đó là một chặng đường dài với rất nhiều việc mà bạn phải làm cho con. Việc nhỏ nhất và cũng rất cần thiết là thay tã vải và vệ sinh cho bé quan trong. Là một việc hết sức quan trọng nhưng chưa nhiều người vẫn chưa trang bị đủ kiến thức để có thể giữ vệ sinh đúng cách cho bé khi thay bỉm, tã vải.

Hướng dẫn cách vệ sinh khi thay tã vải cho bé

Chính vì thế, Goodmama hôm nay xin chia sẻ đến mọi người cách thay và vệ sinh tã vải cho bé.

Xem thêm:

1. Các lưu ý khi chăm sóc “vùng kín” bé sơ sinh.

1.1.Thời điểm nên thay bỉm, tã lót cho bé:

Từ tháng thứ 2 trở đi bạn có thể dùng bỉm. Và thời gian thích hợp để thay tã vải cho bé là từ 2 đến 3 giờ đồng hồ. Nếu bé đại tiện sẽ phải thay ngay. Tất nhiên, nếu bé đại tiện thì cần phải thay ngay. Vì bé sẽ lớn rất nhanh, vì vậy, mẹ cần lựa chọn kĩ càng loại bỉm phù hợp.

Hướng dẫn cách vệ sinh khi thay tã vải cho bé

Với tã vải Goodmama, các mẹ có thể yên tâm sẽ có tất cả các kích cỡ phù hợp với bé.

  • Bỉm size M (lót sợi tre 5/6 lớp), dùng 2 đến 5 giờ – Cho bé 3kg đến 13kg
  • Bỉm size L (lót sợi tre 5/6 lớp), dùng 2 đến 5 giờ – Cho bé 10 đến 20kg
Xem thêm:

1.2.Khi thay bỉm nên vệ sinh vùng kín cho bé:

Làn da bé rất nhạy cảm vì vậy mẹ cần vệ sinh cho bé để tránh nhiễm khuẩn, gây hăm tã. Những cách đơn giản sau đây giúp bạn vệ sinh sạch sẽ vùng kín cho bé:

Các mẹ cần dùng giấy vệ sinh loại thật mềm, chuyên dụng để lau sạch phần bên ngoài khi bé đi đại tiện. Sau đó dùng nước ấm và một chút sữa tắm bé để vệ sinh cho bé. Mẹ chú ý nên dùng khăn khô, khăn sạch và lựa chọn vải cotton, thấm sạch nước cho bé.

Hơn nữa, cha mẹ có thể phòng ngừa hăm da cho trẻ bằng cách giữ cho vùng mặc tã thật sạch sẽ, khô – mát.

Hướng dẫn cách vệ sinh khi thay tã vải cho bé

⚠️ Đặc biệt chú ý:

Cần thay tã, bỉm cho trẻ thường xuyên và ngay sau khi trẻ tiểu, đại tiện. Lúc thay tã cần lau sạch vùng bẹn và mông của trẻ bằng nước ấm và để cho da trẻ khô hẳn rồi mới mặc tã mới vào.

1.3.Chăm sóc cuống rốn:

Trong mỗi lần thay tã, dùng một miếng gạc thấm vào nước hoặc cồn y tế (tốt nhất hãy hỏi bác sĩ hoặc điều dưỡng xem bạn có thể dùng cồn vệ sinh rốn cho bé được không) để lau sạch các mảng bám cứng và chất nhầy thường xuyên tụ tập tại nơi tiếp giáp của đầu cuống rốn với da. Giữ cho lưng tã gấp dưới rốn bé (hoặc bạn có thể mua các loại tã chuyên dành cho trẻ sơ sinh với phần lưng được cắt để thích hợp với rốn bé) để giữ cho khu vực này được tiếp xúc với không khí. Chỉ lau cho bé bằng khăn cho đến khi dây rốn rụng hẳn, thường thì sau khoảng hai tuần.

1.3.1.Vệ sinh cho bé gái:

– Đầu tiên, dùng một tay nhấc chân bé lên và tay còn lại lau các chất bẩn bằng một miếng khăn ướt. Nếu da của bé phản ứng với hóa chất trong miếng khăn lau, bạn có thể dùng một miếng vải hoặc bông gòn thấm nước sạch khi lau chùi phần mông của bé trong những tuần đầu tiên.

Hướng dẫn cách vệ sinh khi thay tã vải cho bé

– Bạn dùng khăn mềm nhúng nước ấm lau cho bé từ trước ra sau sẽ ngăn ngừa vi khuẩn lây lan. Dùng lần lượt mỗi góc của miếng khăn lau, rửa sạch phía trong các nếp gấp và lau theo hướng đi xuống. Để lau khu vực sinh dục của bé, lau theo hướng từ âm đạo ra hậu môn. Không kéo các môi âm đạo ra để lau bên trong. Lau khô vùng này với một miếng khăn mềm, khô sau đó thoa kem mỡ (loại kem chống kích ứng) xung quanh bộ phận sinh dục và trên mông bé đế tránh cho bé bị hăm, nổi mẩn.

1.3.2.Vệ sinh cho bé trai:

– Một điểm khác biệt lớn khi bạn thay tã cho bé trai đó là không được để cơ quan sinh dục của bé trong trạng thái “không che chắn” – nên phủ lên đó một miếng tã vì khi bị không khí kích thích, bé có thể cảm thấy “buồn” đi vệ sinh và tè vọt vào người bạn. Lau rửa phía dưới tinh hoàn của bé, nhẹ nhàng đẩy chúng sang một bên.

– Lau phía dưới dương vật và phía trên tinh hoàn, hướng về phía hậu môn. Nếu bé chưa cắt da quy đầu, bạn không nên cố gắng kéo lớp da quy đầu ra sau. Làm khô khu vực này với một miếng khăn mềm. Sau đó thoa một lớp kem mỡ xung quanh bộ phận sinh dục và trên mông bé để tránh nổi đỏ dị ứng.

Hướng dẫn cách vệ sinh khi thay tã vải cho bé

– Vùng cắt da quy đầu rất hiếm khi bị nhiễm trùng, nhưng nếu tình trạng tấy đỏ tồn tại hơn một tuần, hoặc bạn thấy có xuất hiện sưng hay lở loét đóng màng vàng có chất nhầy, hãy gọi cho bác sĩ hoặc đưa bé trở lại bệnh viện nơi cắt bao quy đầu cho bé.

– Nếu bé đã được cắt da quy đầu, dùng một miếng gạc mỏng thấm thuốc sát trùng, kháng viêm đặt trên đầu của dương vật bé. Dương vật sẽ mất khoảng một tuần để lành lại. Phía đầu dương vật sẽ trông tấy đỏ và một lớp màng vàng có thể sẽ xuất hiện, hoặc bạn sẽ thấy có một chất tiết màu vàng. Trong vài ngày, hãy bôi thuốc theo chỉ định của bác sĩ lên phía đầu dương vật mỗi khi bạn thay tã cho bé.

Xem thêm:

2. Các bước thay tã cho bé:

2.1.Các bước thay tã quần cho bé:

Tã quần là một vật dụng cần thiết luôn đi cùng với trẻ. Bạn không cần phải dùng kẹp nữa, giờ đây bạn có nhiều cách để lựa chọn. Sau đây là cách thông dụng nhất: Một tã quần với lớp lót bên ngoài tách riêng ra.

Bạn cần chuẩn bị:

– Em bé cần được thay tã.
– Một bàn thay tã hoặc một bề mặt an toàn nào đó.
– Một hoặc hai tã vải 3 lớp sạch.
– Một ít khăn lau cho trẻ.
– Miếng lớp lót ngoài tã.

Đề phòng: Chú ý không bao giờ quay lưng đi hoặc đi ra ngoài trong khi đặt em bé trên bàn thay tã ngay cả khi em bé nằm trên sàn và chưa đủ lớn để xoay người để quấn tã chéo cho trẻ sơ sinh.

2.2.Bước tiến hành thay tã quần cho bé:

Bước 1:

Cần đảm bảo bạn có đủ các dụng cụ bên cạnh và ở những vị trí dễ dàng với tới trong khi thay tã. Một khi bạn đã bắt đầu thay tã, bạn sẽ không thể đứng lên ngồi xuống để tìm các thứ được.

Bước 2:

Đặt em bé ở vị trí an toàn, chẳng hạn trong một chiếc nôi. Sau đó bạn có thể bắt đầu chuẩn bị tã. Đầu tiên, trải tã lên một miếng vải sao cho phần đầu và cuối hơi ngắn một chút. Quấn phần cuối của tã lên sao cho nó đủ dài bằng chiều dài của quần mặc bên ngoài.

Bước 3:

Gấp sang bên phải một phần ba miếng tã, sau đó gấp nốt một phần ba còn lại. Đặt nó sang một bên trong tầm với của bạn và bắt đầu bế em bé. Chú ý: Bạn có thể tranh thủ một vài phút trong lúc em bé ngủ hoặc tự chơi đùa một mình để gấp trước một chồng tã, như thế tất cả những việc bạn phải làm chỉ là luồn tã vào trong cho em bé.

Bước 4:

Đặt em bé lên bàn thay hoặc một bề mặt an toàn nào đó và tháo lỏng lớp lót ngoài tã mà em bé đang mặc. Gỡ phần trước xuống nhưng không tháo hẳn nó ra.

Bước 5:

Nhấc lớp vải lót ngoài tã ra. Gấp tã vải và đặt xuống dưới mông em bé. Bạn có thể cần phải nhấc mông em bé lên một chút để làm việc này.

Bước 6:

Sử dụng giấy lau để lau mông cho em bé. Chú ý lau từ trước ra sau và làm cẩn thận không để vương lại gì trên người trẻ. Chú ý nên mặc tã vải ngay càng nhanh càng tốt cho trẻ để tránh cho trẻ khỏi bị nhiễm lạnh.

Bước 7:

Tháo tã bẩn ra khỏi em bé. Nếu tã vẫn còn sạch bạn có thể gấp ngược lại và dùng lại nó. Nếu tã bị bẩn, hãy dùng tã mới.

Bước 8:

Nếu mông em bé bị đỏ hoặc sẩn, bôi một ít kem chống rôm lên vùng đó. Chú ý: Một số trẻ thường bị dị ứng với tã vải và thường xuất hiện các vết rôm xảy khi dùng tã vải. Nếu em bé của bạn là một trong số đó, hãy thử thay tã vải bởi tã giấy dùng một lần.

Bước 9:

Gấp phần trước của tấm lót ngoài với tã vải sạch bên trong, vòng qua đùi em bé và dán chặt lại.

Bước 10:

Đặt em bé lại ngay ngắn, chỉnh lại quần áo hoặc cài lại các cúc nếu cần.

Bước 11:

Dọn qua những thứ có thể dọn được, bỏ tã bẩn vào thùng rác và lau tay một cách cẩn thận. Lau thật sạch và khô trước khi bế em bé.

Bài viết liên quan: