Tổng hợp các bệnh bé hay gặp khi đông về (phần 1)
Trời cứ trở mùa là con lại sốt bừng bừng mẹ ơi! Vì vậy, hãy cùng Goodmama, tìm hiểu về 14 bệnh thường gặp ở trẻ khi mùa lạnh về.
Vì sao trẻ nhỏ dễ mắc bệnh hơn vào mùa đông?
Các loại virus H1N1, virus sởi Measles, S.pneumoniae, H.influenzae… phát triển mạnh mẽ vào giai đoạn từ tháng 10 tới tháng 3. Chúng nhanh chóng xâm nhập vào hệ thống hô hấp gây tổn thương phế quản, mũi họng, khí quản khi trẻ nhỏ tiếp xúc với không khí hàng ngày hoặc ở gần người nhiễm bệnh.
Ngoài ra, một công bố trên tạp chí Nature (2005) đã chỉ ra rằng những loại virus gây bệnh nguy hiểm này có thể sống sót tới 4 ngày ở 22 độ C, 30 ngày ở 0 độ C. Thời điểm giao mùa đông xuân, nhiệt độ hạ thấp, sức đề kháng của trẻ bị suy giảm tạo điều kiện cho những virus phát triển mạnh mẽ và gây bệnh. Dưới đây là 14 loại bệnh trẻ dễ mắc vào mùa đông và cách phòng tránh cho mẹ chăm bé khỏe mạnh.
Những căn bệnh khi thời tiết chuyển mùa đông xuân khiến trẻ mong manh, yếu ớt.
1. Da khô nứt nẻ
Hiện tượng da khô nứt nẻ không phải là bệnh tuy nhiên nó lại rất phổ biến vào mùa đông. Nếu không được chăm sóc đúng cách, trẻ có thể bị viêm da và ảnh hưởng tâm lý sau này.
Không khí lạnh, khô hanh là nguyên chính dẫn đến việc da bị nẻ, khô, bong tróc, ngứa. Thường hay xảy ra ở mặt, nếu trẻ gãi da thường xuyên sẽ càng làm tình hình trầm trọng hơ, dẫn đến chảy máu và nhiễm trùng. Nếu chữa khỏi được cũng dễ để lại sẹo, rất mất thẩm mỹ.
Trẻ sơ sinh có làn da mỏng, nhạy cảm nên rất dễ bị tổn thương đồng thời không phải loại thuốc nào cũng sử dụng được. Vì vậy cần phải được chăm sóc đặc biệt.
Phòng tránh: tránh tắm nước quá nóng, nên tắm nhanh; thoa kem dưỡng ẩm cho da, khi đi ngoài cần che chắn gió lạnh và ánh nắng; uống nhiều nước,….
2. Bệnh cúm theo mùa ở trẻ em
Theo kết quả khảo sát Cục Y Tế dự phòng (Bộ Y Tế) tháng 12/2015 về số người tới bệnh viện, tỷ lệ nhiễm cúm A chiếm 11%, cúm A/H2N3 chiếm 76%, cúm A/H1N1. Trong số những loại bệnh trẻ dễ mắc vào mùa đông, tỷ lệ trẻ bị cảm cúm chiếm tới 70%. Bệnh thường không nguy hiểm, nhưng cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe trẻ nhỏ.
Một số cách phòng tránh cảm lạnh hiệu quả khi thời tiết giao mùa mẹ tham khảo:
– Giữ ấm bàn chân, tay, ngực, cổ, đầu cho trẻ, uống nước ấm, không ăn đồ lạnh.
– Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho bé và môi trường xung quanh.
– Mẹ đừng quên tiêm phòng cúm cho bé trên 6 tháng tuổi mỗi năm một lần.
– Hạn chế để trẻ tiếp xúc với nhiều người, nhất là với những ai có biểu hiện cảm cúm.
– Bổ sung cho trẻ thực phẩm giàu protein, vitamin C từ rau xanh, hoa quả, uống nhiều nước để nâng cao sức đề kháng.
3. Cảm lạnh
Những tháng mùa đông và mùa mưa là khoảng thời gian tỉ lệ người mắc bệnh cảm lạnh cao nhất.
Cảm lạnh một căn bệnh cực kì phổ biến với tất cả mọi người và thường không gây hậu quả gì nghiêm trọng tới sức khỏe. Nó sẽ dần tự biến mất sau vài ngày.
Triệu chứng của cảm lạnh chủ yếu là: nghẹt mũi, cổ họng ngứa, hắt hơi. Ngoài ra còn có thể bị sốt, đau nhức cơ thể, chân tay lạnh, ho…tùy thuộc vào đặc điểm thể chất mỗi người.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất dễ bị cảm lạnh; những triệu chứng của bệnh gây ảnh hưởng lớn đến trẻ hơn so với người trưởng thành.
Trẻ bị cảm lạnh có thể chán ăn, khó chịu dẫn đến sụt cân. Vì vậy tốt nhất nên phòng tránh cho trẻ bị cảm lạnh.
Phòng tránh: nên mặc đủ ấm cho bé, rửa tay thường xuyên, vệ sinh nhà cửa và đồ vật trong nhà sạch sẽ.
4. Mùa đông xuân, cảnh giác với bệnh quai bị
Căn bệnh nhiễm khuẩn do virus Paramyxo gây nên thường lây lan qua con đường hô hấp và thường gặp vào mùa đông xuân. Bệnh quai bị ở trẻ nếu không điều trị sớm có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm như teo tinh hoàn, viêm màng não. Mẹ có thể tham khảo thêm cách chăm sóc trẻ mắc quai bị và cách chữa bệnh theo phác độ Bộ Y Tế hướng dẫn.
Để phòng bệnh, trẻ cần được:
– Giữ gìn vệ sinh nhà ở sạch sẽ.
– Tiêm phòng cho trẻ 12 tháng tuổi trở lên.
– Cách ly không cho tiếp xúc người bệnh.
– Giữ ấm cơ thể và đeo khẩu trang chống bụi cho bé.
– Tăng cường hệ miễn dịch bằng thực phẩm dinh dưỡng.
– Vệ sinh cơ thể trẻ sạch sẽ, nhất là đường hô hấp để tránh bị viêm nhiễm.
Cách ly khoảng 2 tuần kể từ khi phát hiện trẻ mắc quai bị.
5. Bệnh tiêu chảy ở trẻ

Tiêu chảy – bệnh bé hay gặp khi đông về
Không chỉ mùa hè, đây là loại bệnh trẻ trong tuổi từ 3 tới 24 tháng hay mắc phải vào mùa đông do virus Rota gây nên. Dù rằng dễ chữa, nhưng mẹ thường nhầm sang các bệnh khác như sốt cảm lạnh, mọc răng dẫn tới hậu quả trẻ bị mất nước trầm trọng.
Để phòng tránh bệnh tiêu chảy ở trẻ vào mùa đông, mẹ lưu ý:
– Đưa bé đi tiêm vacxin ngừa virus Rota ngay từ 6 tuần tuổi.
– Đảm bảo trẻ ăn chín – uống sôi, ăn chậm – nhai kỹ.
– Tăng cường hệ miễn dịch qua dinh dưỡng.
– Tránh tiếp xúc nhiều với vật nuôi chó, mèo.
– Giữ vệ sinh cho bé: Rửa tay xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Con nhớ rửa tay sạch sau khi đi nặng xong nhé!
6. Phòng bệnh viêm mũi mùa đông cho trẻ
Viêm mũi là bệnh trẻ thường gặp vào mùa đông hoặc thu. Nếu không được điều trị dứt điểm, bệnh tái phát nhiều lần sẽ dẫn đến biến chứng như viêm phổi, viêm tai, viêm tai giữa cấp, viêm xoang cấp.
Cách phòng tránh và điểu trị:
– Giữ ấm vùng mũi, cổ, đầu.
– Hạn chế để trẻ ngoáy mũi, xoa mũi khi lạnh.
– Cho trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng thịt, cá, trứng, đậu, rau củ quả chín giúp nhanh hồi phục.
– Nếu trẻ sốt cao trên 38 độ, cần hạ sốt bằng phương pháp lau mát và dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ.
– Khi trẻ bị viêm mũi, hàng ngày mẹ dùng dung dịch nước muối 0,9%, ngày 3 – 4 lần nhỏ cho đến khi trẻ hết chảy nước mũi.
– Lau mát khăn bông nhúng nước ấm.
7. Viêm họng
Viêm họng cũng là một căn bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa đông, nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm virus.
Một số trường hợp là do đi từ bên trong nhà có nhiệt độ cao ra bên ngoài trời giá rét một cách đột ngột.
Triệu chứng phổ biến là: ngứa rát cổ họng và ho.
Phòng tránh: tương tự như cảm cúm và cảm lạnh. Cần cho trẻ ăn uống và nghỉ ngơi đầy đủ. Cần giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là phần cổ họng. Nếu là trẻ lớn bị viêm họng thì có thể cho súc miệng bằng nước muối loãng mỗi ngày và ăn những thức ăn dễ tiêu như cháo, súp.
8. Hen suyễn
Không khí lạnh sẽ kích hoạt và làm trầm trọng hơn bệnh hen suyễn (hay còn gọi là bệnh suyễn, bệnh hen phế quản). Hen suyễn là một bệnh lý phức tạp do các yếu tố di truyền, môi trường (thức ăn, không khí lạnh, khói bụi, tập thể thao, kích thích về cảm xúc,…) tác động qua lại. Bệnh này đang có xu hướng ngày một gia tăng trong thời gian gần đây.
Triệu chứng của hen suyễn có nhiều mức độ từ nhẹ đến nguy hiểm tính mạng. Dấu hiệu đặc trưng là khó thở và thở khò khè.
Phòng tránh: nên cho trẻ ở trong nhà vào những ngày gió rét lạnh, giữ ấm cho trẻ. Nếu trẻ bị hen suyễn, luôn phải chuẩn bị sẵn thuốc bên người.