P2104 Tòa CT1A, Vinaconex 3, Phường Trung Văn - Quận Nam Từ Liêm - Hà Nội

thương hiệu bỉm vải số 1 việt nam

hot line

0989 775 588

Tổng hợp các bệnh bé hay gặp khi đông về (phần 2)

Tổng hợp các bệnh bé hay gặp khi đông về (phần 2)
5 (100%) 1 vote

9. Viêm tiểu phế quản

Theo báo cáo của WHO (2010), tình trạng nhiễm khuẩn hô hấp vào thời điểm giao mùa đông xuân chiếm 50% các bệnh trẻ em dưới 5 tuổi hay mắc và 30% ở trẻ từ 5-12 tuổi. Bệnh do vi khuẩn Hemophilus influenzae gây nên thông qua con đường môi trường ô nhiễm, khói thuốc lá, nhà cửa ẩm thấp và cơ địa trẻ yếu hoặc đang mắc cúm, ho gà, sởi.

Viêm phế quản

Để phòng bệnh, mẹ cần:

– Chú ý vệ sinh khu vực tai, mũi, họng cho trẻ hằng ngày bằng nước muối sinh lý.

– Trẻ sơ sinh cho bú sữa đến 12 tháng tuổi, không để bị lạnh, vệ sinh môi trường sống, không cho trẻ tiếp xúc với các loại khói, mầm bệnh.

– Khi trẻ có dấu hiệu khó thở, bú kém, tím tái hoặc có các yếu tố như dưới 3 tháng tuổi, sinh non, có bệnh tim phổi bẩm sinh, trẻ suy giảm miễn dịch thì cần nhập viện.

Đưa trẻ nhập viện điều trị khi phát hiện những dấu hiệu khó thở, tím tái.

10. Viêm màng kết (đau mắt đỏ)

đau mắt đỏ

Vào mùa đông, thói quen sử dụng vải dày, có lớp nỉ bông trong nhiều ngày có thể khiến bé bị mắc viêm màng kết kèm theo các triệu chứng biểu hiện như đỏ mắt, chảy nước mắt màu vàng, ra nhiều rỉ. Mẹ chỉ cần chú ý vệ sinh sạch sẽ, luôn rửa tay bằng xà phòng, dùng riêng đồ cá nhân, thường xuyên giặt, phơi nắng, tra nước muối sinh lý cho trẻ 2-3 lần/ ngày để phòng bệnh trẻ dễ mắc vào mùa đông.

11. Bệnh chân, tay, miệng ở trẻ

Theo công văn của Bộ Y Tế, cả nước từ đầu năm 2017 tới nay đã ghi nhận hơn 43 nghìn trường hợp trẻ bị mắc tay chân miệng; trong đó có hơn 20 nghìn ca phải nhập viện. Căn bệnh do virus đường ruột họ Picornaviridae gây ra thường gặp nhất ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ, phát triển mạnh vào những tháng cuối năm.

Bệnh chân, tay, miệng ở trẻ

Mẹ tham khảo thêm tại bài viết:

– Cách phòng tránh và chăm sóc trẻ mắc tay chân miệng theo phác đồ Bộ Y Tế.

– Thực đơn món ăn dinh dưỡng khi trẻ bị bệnh.

chân tay miệng ở trẻ

12. Phòng bệnh nhiễm trùng tai

Viêm tai giữa, loại bệnh trẻ dễ mắc vào mùa đông ở độ tuổi trước khi đến trường do virus phát triển trong môi trường tai có chất lỏng, ẩm ướt. Biểu hiện phổ biến thường là trẻ quấy khóc, kéo tai, quấy khóc, đau cổ, sốt, buồn nôn và chảy dịch tai. Mẹ yên tâm khi chỉ cần giữ vệ sinh tai khô (bằng tăm bông, nước muối sinh lý), giữ ấm cơ thể, tránh xa môi trường ô nhiễm, khói thuốc lá để phòng bệnh nhiễm trùng tai ở trẻ.

Phòng bệnh nhiễm trùng tai

13. Trẻ bị cước tay chân

Vào những ngày mùa đông, không chỉ người lớn mà các bé cũng thường rất khó chịu khi bị bệnh cước. Cách phòng tránh và chữa trị vô cùng đơn giản. Trẻ chỉ cần không để tay chân trẻ phơi lạnh mà ngâm, hoặc lau bằng nước ấm.

bệnh cước chân tay ở trẻ

14. Viêm hạch cổ

Viêm hạch cổ có thể là hậu quả của nhiễm khuẩn ở các vùng lân cận như ở mũi, amidan, ổ răng, vòm họng vì vi khuẩn có thể xâm lấn sang hạch lympho và gây viêm nhiễm.

Hạch mới phát hiện thường chỉ to bằng hạt đậu, di động dưới da, không đau hoặc chỉ đau ít. Viêm nhiễm nặng có thể làm các hạch sưng lên thành những khối u to chắc và rất đau. Các hạch lympho có thể tiếp tục sưng lên khá lâu kể cả khi hết bị viêm nhiễm. Điều này đặc biệt xảy ra ở trẻ em, thường bị sưng hạch nhỏ nhưng kéo dài trong nhiều tuần. Hạch sưng lên có dấu hiệu đỏ đau hay sưng to thường do đã bị nhiễm khuẩn có thể tiến triển mủ hoặc vỡ chảy mủ.

Thực ra sưng hạch do phản ứng thường không cần điều trị vì đó chỉ là biểu hiện của sức đề kháng với bệnh truyền nhiễm của cơ thể. Quan sát hạch sưng trong vài tuần, lưu ý các trường hợp hạch tiếp tục sưng to hoặc xuất hiện thêm các hạch sưng khác. Cảm giác đau ở hạch sưng là do sự phồng lên nhanh.

Dưới đây là những biện pháp giúp mẹ phòng tránh căn bệnh trẻ hay gặp vào mùa đông này:

– Cho con uống thật nhiều nước.

– Cảnh giác khi trẻ mắc các bệnh liên quan tới tai mũi họng.

– Khi mắc bệnh, cần báo ngay với bác sĩ để được chỉ định dùng thuốc giảm đau hạ sốt Acetaminophen cho trẻ trên 1 tuổi hoặc các loại kháng sinh khác.

viêm hạch cổ

Dấu hiệu nên đưa trẻ đi khám ngay

Trẻ cần được đưa đi khám ngay khi có một trong những dấu hiệu sau:

– Sốt cao trên 390C

– Trẻ khó nuốt chất lỏng hoặc khó thở

– Hạch vẫn tăng kích thước sau 48 giờ được điều trị kháng sinh

– Hạch bị mềm ở trung tâm

Bệnh viêm hạch tuy không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của trẻ. Nên điều trị kịp thời để đảm bảo sức khoẻ cho trẻ.

15. Viêm ruột (cúm dạ dày)

Viêm ruột (cúm dạ dày)

Bệnh do Norovirus gây ra và trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ là những đối tượng có nguy cơ mắc phải nhiều nhất. Triệu chứng biểu hiện thường là tiêu chảy, nôn mửa, sụt cân, mất nước. Bệnh tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, nhằm đảm bảo trẻ tái bị, mẹ nên rửa tay kĩ cho trẻ trước khi ăn và sau khi vệ sinh, dừng ăn hoặc bú sữa 15 – 20 phút khi phát hiện triệu chứng, đi viện ngay nếu bệnh kéo dài sang ngày thứ 2, bổ sung dinh dưỡng bằng cách làm các loại sữa hạt thơm ngon trẻ thích uống.

16. Bệnh ban đào (sốt phát ban)

Phần lớn trẻ từ 6 tới 36 tháng tuổi nào cũng mắc ít nhất 1 lần căn bệnh này, thậm chí có thể tái phát nếu sức đề kháng yếu. Bệnh do virus rubella, virus adeno, virus echo gây ra và dễ lây nhiễm qua đường hô hấp, dịch tiết nước bọt trong môi trường đông người như nhà trẻ, trường học. Trẻ thường sốt cao đột ngột 39,5 độ, tiêu chảy nhẹ, mắt đỏ, đau họng sổ mũi, nổi ban đỏ hơi cộm trên ngực, lưng, bụng, cổ, cánh tay không gây ngứa và có quầng trắng bo xung quanh.

sốt phát ban

Phương pháp phòng tránh bệnh sốt phát ban ở trẻ khi thời tiết giao mùa đông xuân mẹ tham khảo:

– Tiêm phòng theo chương trình y tế, chích ngừa cho trẻ 9 tháng, chích chung vacxin 3 trong 1 với quai bị và sởi khi trẻ 12-15 tháng, tiêm nhắc liều 2 khi trẻ 4-6 tuổi.

– Làm thông mũi bằng nước muối sinh lý và khăn mềm.

– Cho trẻ uống nhiều nước, ăn nhiều rau củ quả. Hãy gọi cho các bác sĩ hoặc điều dưỡng nếu trẻ không thể uống nước.

– Tham khảo chỉ định bác sĩ về sử dụng thuốc hạ sốt (Paracetamol, Motrin). Lưu ý: Thuốc Aspirin không được dùng để hạ sốt trẻ em vì có thể gây hội chứng Reye nguy hiểm.

Tránh để trẻ nhiễm lạnh trong tiết trời mùa đông.