Ưu và nhược điểm của bỉm giấy và tã/bỉm vải Goodmama
Bỉm là vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vậy bỉm loại nào tốt, bỉm giấy hay bỉm vải, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!
Ưu và nhược của Bỉm giấy
Ưu điểm:
Bỉm giấy được thiết kế bởi loại giấy mịn, mềm mại, êm ái và rất nhẹ khi bé mang vào.
Khả năng thấm hút của bỉm giấy cao, bề mặt bỉm luôn khô thoáng, không gây khó chiu cho làn da của bé.
Cách sử dụng bỉm vải rất đơn giản, nhanh chóng, sau khi sử dụng xong thì vứt ngay vào sọt rác. Rất tiện lợi khi sử dụng để đi ra ngoài, đi chơi xa.
Nhược điểm của bỉm giấy
Để làm nên một chiếc bỉm giấy nhỏ gọn, siêu thấm hút như vậy cần rất nhiều công thức hóa học như: chất hút ẩm, chất ngăn mùi chất thải của bé… Trong khi đó, làn da của bé rất non nớt và nhạy cảm. Nếu dị ứng với một trong những thành phần hóa học có trong bỉm giấy bé sẽ bị nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, khó chịu.
Tình trạng hăm bỉm xảy ra thường xuyên vì bỉm giấy được làm từ lớp nilong chống thấm ở bên ngoài nên gây nóng, bí. Nếu bé mang bỉm giấy mẹ nhớ phải kiểm tra và thay bỉm thường xuyên. Trước khi đóng bỉm mới nên để mông bé bên ngoài một khoảng thời gian ngắn để mông được khô thoáng.
Tình trạng bỉm giấy giả, hàng trôi nổi, không có nguồn gốc, xuất xứ trên thị trường hiện nay là một vấn đề đáng lo ngại. Mẹ nên mua bỉm cho bé với những thương hiệu được nhiều người tiêu dùng đánh giá cao tại những cơ sở bán lẻ uy tín.
Xem thêm: So sánh giữa bỉm giấy và bỉm vải
Chi phí để cho bé dùng bỉm giấy là rất cao
Trung bình một bé sử dụng khoảng 6 miếng bỉm giấy một ngày (4 tiếng thay cho bé một lần). Giá một miếng bỉm dao động khoảng từ 4-6 nghìn đồng một miếng. Như vậy mỗi tháng chi phí mua bỉm cho bé là khoảng ngấp nghé 1 triệu đồng. Trong 3 năm đầu đời của trẻ thì bỉm là người bạn thân thiết; và đây cũng là một chi phí đáng kể.
Bỉm vải gây ô nhiễm môi trường, nhiều thành phần hóa học trong bỉm giấy được chứng minh làm ảnh hưởng đến nguồn nước. Hơn nữa bỉm giấy không thể tự phân hủy ở nhiệt độ bình thường mà phải qua xử lý.
Ưu nhược điểm của bỉm giấy là như vậy cùng tìm hiểu sang bỉm vải coi như thế nào nhé!
Ưu và nhược của Bỉm vải
Ưu điểm của bỉm vải
Bỉm vải chất lượng chuẩn được may từ vải cotton mềm, mịn, không gây sột soạt, không mùi, không chứa hóa chất độc hại, cực kì an toàn cho làn da nhạy cảm của bé. Tã/bỉm vải Goodmama luôn sử dụng chất vải cao cấp nhất, an toàn nhất để nâng niu làn da bé.
Lớp chống thấm được thiết kế thấm hút tự nhiên; không hóa chất; thoáng khí; làn da bé sẽ luôn khô ráo; không bị hăm bỉm; mẩn đỏ; ngứa ngáy.
Chi phí để đầu tư bỉm vải là cực kì tiết kiệm so với bỉm giấy. Tã/bỉm vải Goodmama loại đắt nhất cũng chỉ lên tới khoảng 200 nghìn đồng một chiếc. Đầu tư bỉm vải một lần là bạn có thể sử dụng đến cả 3 năm.
Bỉm vải thân thiện với môi trường, góp phần làm giảm tải rác thải, không gây ô nhiễm môi trường như bỉm giấy.
Tuy nhiên bỉm vải có nhược điểm như sau
- Mất công giặt giũ, phơi phóng sau mỗi lần sử dụng.
- Bỉm vải nếu mẹ không đóng chắc chắn sẽ rất dễ bị tràn khi bỉm bị lệch.
Như vậy bỉm vải hay bỉm giấy đều có những ưu và nhược điểm riêng của nó. Nếu gia đình bạn có muốn tiết kiệm tài chính và bảo vệ môi trường, đồng thời có thời gian để giặt giũ phơi phóng một chút thì bỉm vải là lựa chọn tối ưu hơn. Tã/bỉm vải Goodmama là thương hiệu bỉm vải Việt Nam được hơn 50.000 mẹ Việt Nam tin dùng chắc chắn sẽ làm cho bé yêu nhà bạn thoải mái và an tâm.